Tìm kiếm:
KỶ NIỆM 65 NĂM NGÀY THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN BƯU ĐIỆN VIỆT NAM:
LỊCH SỬ VÀ PHÁT TRIỂN:
5. Thời kỳ đổi mới và tăng tốc độ phát triển ngành Bưu điện (1986 - 2000) và chuẩn bị đội ngũ cho Thế kỷ 21
16:55' - 28/06/2012
Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, từ năm 1986 ngành Bưu điện thực hiện sự nghiệp đổi mới và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng bưu chính - viễn thông. Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã cùng với Ngành tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong CBCNVC nhằm thực hiện ba mục tiêu: “Chất lượng - Năng suất - Hiệu quả” và năm chương trình đồng bộ: “Nâng cao chất lượng và năng lực thông tin, liên lạc”; “Phát triển công nghiệp thông tin”; “Đổi mới tổ chức sản xuất, quản lý, xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý mới”; “Đào tạo CBCC, CNVC” và chương trình “Chính sách xã hội của Ngành”.
- Nghị quyết Đại hội Công đoàn Bưu điện Việt Nam lần thứ IX (1988) đã phát động mạnh mẽ các phong trào “Phấn đấu trở thành người Bưu điện giỏi và tập thể Bưu điện giỏi”, “Học và làm đúng quy chế, thể lệ thủ tục nghiệp vụ, quy trình quy phạm kỹ thuật”, “Học tập điển hình tiên tiến”...

- Trong khí thế toàn ngành bước vào kế hoạch tăng tốc độ phát triển giai đoạn I (1993 - 1995), Nghị quyết Đại hội X đã xác định nhiệm vụ chiến lược là xây dựng đội ngũ CBCN Bưu điện phát triển, đáp ứng yêu cầu “tăng tốc” và sự nghiệp đổi mới của Ngành, trước mắt là xây dựng chương trình nâng cao trình độ các mặt cho CBCC, CNVC. Chỉ thị liên tịch số 02 ngày 10/1/1993 của Tổng cục Bưu điện và Công đoàn Bưu điện Việt Nam được ban hành, phù hợp với nội dung tinh thần Nghị quyết TW 4 (Khoá VII) của Đảng về phát triển con người toàn diện. Cùng với phong trào học tập nâng cao trình độ CBCC, CNVC, là thời kỳ nở rộ các hội thi ngành nghề từ cơ sở lên toàn Ngành: điện thoại viên giỏi; sáng tạo kỹ thuật và đổi mới tổ chức quản lý; Trưởng Bưu điện huyện giỏi; giao dịch viên duyên dáng và kinh  doanh giỏi; Giám đốc công ty giỏi; giáo viên giỏi v.v... với sự nỗ lực phấn đấu, học tập của từng cá nhân, được sự quan tâm chăm lo, tạo điều kiện của Lãnh đạo từ cơ sở lên Ngành, dần dần trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ và kiến thức quản lý của CBCC, CNVC được nâng lên một bước mới, đáp ứng có hiệu quả yêu cầu tăng tốc độ phát triển giai đoạn I (đạt chỉ tiêu 1 máy điện thoại/ 100 dân và số hoá các tuyến trục mạng lưới vào cuối năm 1995).

- Những ngày đầu toàn ngành bước vào giai đoạn II tăng tốc độ phát triển (1996 - 2000), Công đoàn Bưu điện Việt Nam phát động 5 cuộc vận động lớn trong CBCC, CNVC: “Phát triển máy điện thoại thuê bao và các sản phẩm mới, dịch vụ mới”; “Cải tiến lề lối, quy trình làm việc, để thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính”; “Đổi mới quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ”; “Xây dựng nơi làm việc, khu tập thể CBCC, CNVC, khu nội trú học sinh văn minh - sạch đẹp, ngăn chặn từ xa các tệ nạn xã hội” và “Xây dựng nhiều công trình, sản phẩm  chào mừng mang tên Công trình 30 - 8”. Triển khai 5 cuộc vận động như một đợt ra quân đông đảo, mạnh mẽ, toàn diện của hàng vạn CBCC, CNVC từ các bưu cục, đài trạm, phòng ban lên các trung tâm, các đơn vị. Quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu cơ bản của kế hoạch tăng tốc giai đoạn II, để kết thúc thắng lợi 8 năm tăng tốc độ phát triển của Ngành.

Giai đoạn này Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã tổ chức nhiều Hội thi, như Hội thi giao dịch viên duyên dáng và kinh doanh giỏi, Hội thi Giám đốc giỏi, Hội thi sáng tạo, lái xe an toàn… trong đó nổi bật là Hội thi Nữ Bưu điện Tài năng, Hội thi Chủ tịch Công đoàn giỏi. Thông qua các hội thi đ đã phát hiện và bồi dưỡng nhiều cán bộ cho tổ chức công đoàn và chuyên môn.

- Đại hội XI Công đoàn Bưu điện Việt Nam (ngày 18 và 19-5-1998)  được diễn ra trong thời kỳ chuẩn bị kết thúc Thế kỷ 20, bước vào Thế kỷ 21 và Thiên niên kỷ thứ Ba của nhân loại. Nhiệm vụ trọng đại của Đại hội là Tổng kết 10 năm đổi mới (2 nhiệm kỳ) và định hướng hoạt động cho những năm chuyển sang thế kỷ mới của Công đoàn Bưu điện Việt Nam. 

• Những tổng kết quan trọng của 10 năm đổi mới

Thông qua hoạt động thực tiễn và bằng tư duy mới, được đúc kết lại những quan điểm và kinh nghiệm (bao hàm cả lý luận và thực tiễn) gồm 10 điểm tiêu biểu dưới đây:

1. Bốn quan điểm về xây dựng và phát triển của tổ chức Công đoàn Bưu điện trong tình hình mới, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường;

- Thống nhất quan điểm tiếp tục đẩy mạnh tốc độ phát triển - hiện đại hoá BC - VT Việt Nam, cập nhật công nghệ mới tiên tiến nhất của thế giới, song phải giữ vững độc lập tự chủ của đất nước và đảm bảo hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của người lao động trong Ngành.

- Cùng với chuyên môn và các tổ chức, đoàn thể khác dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công đoàn các cấp giáo dục CBCNVC ý thức về vai trò, trách nhiệm của Tổng công ty Nhà nước.

- Chăm lo xây dựng đội ngũ CBCNVC Bưu điện không ngừng phát triển, trên nền tảng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn  mạnh.

- Hoạt động công đoàn các cấp phải luôn đổi mới nội dung và phương pháp. Mọi hoạt động công đoàn phải thực sự gắn chặt với nhiệm vụ chính trị và SXKD; với việc bảo vệ lợi ích của người lao động và với công tác xây dựng  đội ngũ.

2. Khẳng định hoạt động công đoàn phải đi sâu vào sản xuất và quản lý, từ đó mới thực hiện được chức năng bảo vệ lợi ích người lao động.

3. Xây dựng 4 nội dung hoạt động công đoàn phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới, yêu cầu phát triển Ngành và chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn:

- Công đoàn Bưu điện với công tác quản lý, SXKD và phục vụ.

- Công đoàn Bưu điện thực hiện chức năng chăm lo đời sống và thực hiện chính sách xã hội đối với CBCC, CNVC.

- Công đoàn Bưu điện với công tác chăm lo xây dựng đội ngũ hiện tại và chuẩn bị tốt cho đội ngũ tương lai.

- Công đoàn Bưu điện chăm lo công tác tổ chức và cán bộ công đoàn, vận động CNVC tham gia xây dựng Đảng.

Đại hội XI bổ sung thêm nhiệm vụ thứ 5 là công tác đối ngoại của Công đoàn Bưu điện Việt Nam.

4. Đề ra 5 cuộc vận động lớn trong CBCNVC, phù hợp với xu thế chung và gắn với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và phát triển Ngành.

Riêng cuộc vận động thứ tư, để xây dựng một phong cách sống đẹp của người lao động BĐ, năm 2000 Công đoàn Bưu điện Việt Nam nâng lên thành cuộc vận động Xây dựng văn minh Bưu điện, nhằm xây dựng đồng thời cả về trí tuệ, phong cách và cuộc sống văn minh, phù hợp với Nghị quyết TW 5 (Khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc), chuẩn bị cho đội ngũ cán bộ công nhân viên đầu Thế kỷ 21.

5. Làm rõ được quan điểm: xây dựng đội ngũ CBCNVC Bưu điện phát triển, trên nền tảng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh.

6. Xây dựng 18 cụm công đoàn thuộc các khối trong toàn Ngành, sinh hoạt cụm công đoàn ngày càng nền nếp và có hiệu quả.

7. Cùng với chuyên môn xây dựng được truyền thống “Nghĩa tình” từ đó xây dựng 5 bài học truyền thống của Ngành và 5 lời hứa danh dự của cán bộ công nhân viên Bưu điện.

8. Tổng kết rút ra 5 cái được của người lao động Bưu điện, từ hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị và sản xuất kinh doanh mà Ngành và công đoàn Ngành đưa lại:


- Với một Ngành có tốc độ phát triển và đổi mới công nghệ cao, nhưng người lao động không bị mất việc; tự hào vì được làm thành viên của một ngành mũi nhọn đang trên đà phát triển.

- Trình độ năng lực được nâng lên, lao động đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả, đóng góp ngày một nhiều hơn vào sự nghiệp xây dựng đất nước; thu nhập và cuộc sống ổn định, thực hiện được phương châm “người Bưu điện sống bằng nghề Bưu điện”.

- CBCNVC thực sự được làm chủ công việc của mình, xí nghiệp, cơ quan mình.

- Hậu phương (gia đình) của CBCNVC thực sự được quan tâm, chăm lo bằng các chính sách xã hội của Ngành, và bằng tình cảm thân thương, ấm áp đầy tình nghĩa của đồng nghiệp.

- CBCNVC luôn nhận được sự thương yêu, tôn trọng của gia đình và sự quý trọng của xã hội.

9. Đã chỉ ra yêu cầu và nội dung của công tác tư tưởng và giáo dục truyền thống trong nhiệm vụ xây dựng đội ngũ CBCNVC Bưu điện trong giai đoạn mới, nhằm phát huy thế mạnh và nội lực của Ngành trước yêu cầu phát triển.

10. Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã tham gia xây dựng nhiều Đề tài nghiên cứu khoa học. Đó là những cơ sở quan trọng cho những giải pháp về một số nội dung liên quan đến công tác xây dựng đội ngũ CBCNVC.

Đồng thời với những tổng kết trên đây, Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã cùng với Chuyên môn hoàn thiện thêm 5 mục tiêu chất lượng phục vụ của Ngành “Nhanh chóng - Chính xác - An toàn - Tiện lợi - Văn minh” bên cạnh 10 chữ Vàng truyền thống.

*Về định hướng hoạt động công đoàn cho những năm cuối Thế kỷ 20 và đầu Thế kỷ 21.

Mục tiêu chung Đại hội đề ra là: Phát huy sức mạnh của tổ chức công đoàn góp phần quan trọng phát huy nội lực, đẩy mạnh sản xuất và quản lý, bảo vệ lợi ích người lao động; ổn định và nâng cao đời sống CBCNVC; xây dựng đội ngũ CBCNVC Bưu điện phát triển toàn diện về phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn, đáp ứng kịp yêu cầu phát triển bưu chính, viễn thông  trước mắt và đón đầu cho các thập kỷ tới; thực hiện có hiệu quả và mở rộng các chính sách xã hội của Ngành.

Mục tiêu chung được thể hiện bằng 5 mục tiêu lớn:

- Về sản xuất kinh doanh và phục vụ: phát triển mạnh các loại hình dịch vụ bưu chính, viễn thông hiện đại, chiếm lĩnh thị trường và tạo thế chủ động trong hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu phục vụ và SXKD trong tình hình mới. Phấn đấu đạt hiệu quả cao nhất về tiền vốn, thiết bị, cơ sở vật chất và các nguồn lực đưa vào sản xuất; hoàn thành và vượt mức kế hoạch hàng năm từ 1% trở lên.

- Về quản lý: Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý, tạo cơ chế quản lý, môi trường, hành lang pháp lý và các điều kiện chủ động để phát huy mạnh nội lực, chuẩn bị khả năng và  điều kiện cần thiết cho sự hội nhập quốc tế. Xây dựng thêm các cơ chế, chính sách thu hút, đòn bẩy để khuyến khích tài năng, giữ và thu hút nhân tài.

- Về đời sống và CSXH: Cùng với tạo việc làm và nâng cao năng xuất lao động, hiệu quả SXKD, phấn đấu đảm bảo đời sống cho CBCNVC đạt mức trung bình khá so với xã hội. Thực hiện có hiệu quả và mở rộng các CSXH đối với các đối tượng trong Ngành; tổ chức, xây dựng và phát huy hiệu quả các cơ sở chăm lo sức khoẻ, các hoạt động văn hoá - thể thao cho CBCNVC.

- Về xây dựng đội ngũ: Đổi mới và đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn - nghiệp vụ cho CBCC, CNVC, đáp ứng kịp yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Hàng năm có bình quân từ 40 – 50% CBCNVC được học tập bằng các hình thức để nâng cao trình độ.

- Về nâng cao năng lực tổ chức và hoạt động công đoàn: tiếp tục đổi mới về tổ chức, nội dung và phương pháp hoạt động phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới. Tổ chức các phong trào, các cuộc vận động đảm bảo đồng thời được hai yêu cầu: phổ cập và hiệu quả.

 
CÁC TIN LIÊN QUAN:
 1. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) (28/06/2012)
 2. Thời kỳ xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà (1954 - 1965) (28/06/2012)
 3. Thời kỳ chống Mỹ cứu nước, bảo vệ Miền Bắc, giải phóng Miền Nam, thống nhất nước nhà (1966 - 1975) (28/06/2012)
 4. Thời kỳ cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (1976 - 1986) (28/06/2012)
 6. Thời kỳ hội nhập và phát triển phát triển ngành Bưu điện và chuẩn bị đội ngũ cho Thế kỷ 21 (28/06/2012)
1
CÁC TIN KHÁC:
 65 năm những mốc son lịch sử (22/03/2012)
 Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 65 năm thành lập Công đoàn Bưu điện Việt Nam (28/06/2012)
 Phần thứ nhất: Sơ lược về sự hình thành và quá trình phát triển (28/06/2012)
 Phần thứ hai: Truyền thống 65 năm qua các giai đoạn cách mạng của dân tộc (28/06/2012)
 Phần thứ ba: Những phần thưởng được Đảng, Nhà nước và các tổ chức trao tặng cho cán bộ công nhân viên chức Bưu điện và tổ chức Công đoàn Bưu điện Việt Nam (28/06/2012)
 Phần thứ tư: Phát huy truyền thống, vững bước đi lên, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới (28/06/2012)
1