Tìm kiếm:
LUẬT CÔNG ĐOÀN, BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2012 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VÀ CÔNG ĐOÀN:
SỔ TAY PHÁP LUẬT CÔNG ĐOÀN
I. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và hiệu lực thi hành Luật Công đoàn năm 2012
1. Phạm vi điều chỉnh
Luật Công đoàn năm 2012 quy định về:
- Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động;
- Chức năng, quyền, trách nhiệm của Công đoàn;
- Quyền, trách nhiệm của đoàn viên
công đoàn;
- Trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động đối với Công đoàn;
- Bảo đảm hoạt động của Công đoàn;
- Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn.
IV. Quyền và trách nhiệm cụ thể của công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp
Các quyền và nghĩa vụ cụ thể của công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp được quy định trong Luật Công đoàn năm 2012 và Bộ luật Lao động năm 2012 cụ thể và chi tiết hơn so với trước đây. Trong đó, các quy định mới tập trung vào việc nhấn mạnh vai trò của Công đoàn trong đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, tham gia giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức và lãnh đạo đình công; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp.
III. Quyền và trách nhiệm của Công đoàn trong quan hệ lao động
1. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
Chức năng trung tâm, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tổ chức Công đoàn là đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Theo quy định tại Điều 10 Luật Công đoàn, công đoàn các cấp có quyền, đồng thời có trách nhiệm thực hiện:
- Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.
- Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
- Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, định mức lao động,
V. Quyền và trách nhiệm của đoàn viên Công đoàn
1. Quyền công đoàn của người lao động
Quyền công đoàn là quyền cơ bản của người lao động Việt Nam được ghi nhận trong Hiến pháp, Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và nhiều văn bản pháp luật quan trọng khác:
- Mọi người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều có quyền thành lập, quyền gia nhập và quyền hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Điều 5 Luật Công đoàn).
- Nhà nước bảo đảm và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động thực hiện quyền công đoàn (Điều 21 Luật Công đoàn).
- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hành vi vi phạm quyền công đoàn đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật (Điều 31 Luật Công đoàn).
II. Tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam
1. Chức năng của Công đoàn Việt Nam
Trên thế giới, hầu hết các quốc gia đều có tổ chức Công đoàn. Công đoàn là tổ chức của người lao động, do người lao động tự nguyện thành lập nhằm tập hợp sức mạnh, bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Ở Việt Nam chỉ có một tổ chức Công đoàn là Công đoàn Việt Nam - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (thành lập ngày 28-7-1929). Chức năng, vai trò và địa vị pháp lý của Công đoàn Việt Nam được ghi nhận trong Hiến pháp, Luật Công đoàn và nhiều văn bản pháp luật quan trọng khác:
1
CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC