Điều 5. Nội dung phối hợp gồm:
l. Nghiên cứu tham gia, kiến nghị với Bộ, Nhà nước và Tổng Liên đoàn về chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của ngành; xây dựng, sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật, chế độ, chính sách về: Lao động, tiền lương, bảo hộ lao động, BHXH và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến quyền, lợi ích của CNVCLĐ cùng ngành nghề thuộc các thành phần kinh tế.
2. Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách ngành nghề, việc làm, thu nhập của các đơn vị và CNVCLĐ trong ngành thuộc các thành phần kinh tế
3. Cùng với Bộ xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản liên tịch liên quan đến chỉ đạo, hướng dẫn chung trong bộ; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến cán bộ, công chức do Bộ quản lý.
Điều 6. Trách nhiệm của Công đoàn ngành trong quan hệ phối hợp.
l.Thay mặt và đại diện cho Công đoàn Tổng công ty làm việc, tham gia, kiến nghị với Bộ, Nhà nước theo các nội dung tại Điều 5 Quy định này.
2. Là đại diện của Công đoàn tham gia các ban chỉ đạo, hội đồng theo yêu cầu của Bộ.
3. Thay mặt và đại diện thương lượng, ký kết các văn bản liên tịch với Bộ trong phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn giữa Công đoàn và lãnh đạo Bộ.
4. Cử đại diện của Công đoàn tham gia các đoàn kiểm tra, thanh tra theo yêu cầu của Bộ. Nếu các cuộc thanh kiểm tra của Bộ đối với các đơn vị thuộc quyền quản lý của Công đoàn Tổng công ty thì Công đoàn ngành thảo luận, thống nhất với Công đoàn Tổng công ty cử người tham gia.
5. Đại diện tham dự các cuộc họp theo yêu cầu của Bộ. Trong những cuộc họp có liên quan trực tiếp đến Tổng công ty thì Công đoàn ngành thống nhất với Bộ cùng mời đại diện Công đoàn Tổng công ty tham dự. Trước khi tham gia với Bộ, kiến nghị với các cấp những vấn đề có liên quan đến nội dung tại Điều 5, Công đoàn ngành phải trao đổi thống nhất với Công đoàn Tổng công ty.
6. Các cuộc họp thường kỳ hoặc đột xuất giữa Công đoàn ngành và Công đoàn Tổng công ty do Chủ tịch Công đoàn ngành triệu tập và phối hợp chủ trì. Văn phòng Công đoàn ngành là đầu mối trực tiếp giúp việc phối hợp hoạt động giữa Công đoàn ngành và Công đoàn Tổng công ty. Các văn bản có liên quan đến nội dung phối hợp giữa Bộ, TLĐ do Chủ tịch Công đoàn ngành ký và sử dụng con dấu của Công đoàn ngành
7. Định kỳ báo cáo kết quả phối hợp hoạt động với Ban cán sự Đảng Bộ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Điều 7. Trách nhiệm của Công đoàn Tổng công ty trong quan hệ phối hợp
l. Tham gia, đề xuất, kiến nghị với Bộ những vấn đề có liên quan đến nội dung tại Điều 5 thông qua Công đoàn ngành.
2. Cử đại diện dự các hội nghị và tham gia phối hợp với Công đoàn ngành, hoặc với Bộ khi được mời.
3. Thông tin kịp thời cho Công đoàn ngành về tình hình CNVCLĐ, việc làm, đời sống và những vấn đề cần giải quyết của Tổng công ty có liên quan đến nội dung phối hợp với Công đoàn ngành.
4. Báo cáo kết quả phối hợp giữa Công đoàn ngành và Công đoàn Tổng công ty với Ban cán sự Đảng, Đảng uỷ (nếu có), lãnh đạo Tổng công ty và thông báo tới các cấp Công đoàn trong Tổng công ty
5. Thực hiện những thoả thuận trong quan hệ phối hợp.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Công đoàn ngành và Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong cùng một Bộ có trách nhiệm thực hiện Quy định này và cụ thể hoá Quy định này để thực hiện (nếu thấy cần thiết). Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc báo cáo Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét để bổ sung, sửa đổi.
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LĐVN
CHỦ TỊCH
Đã ký: Cù Thị Hậu