Tìm kiếm:
KỶ NIỆM 65 NĂM NGÀY THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN BƯU ĐIỆN VIỆT NAM:
LỊCH SỬ VÀ PHÁT TRIỂN
65 năm những mốc son lịch sử
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan gắn Huân chương Hồ Chí Minh lên Cờ truyền thống của CĐBĐVN
Công đoàn Bưu điện Việt Nam là tổ chức công đoàn thống nhất của công nhân viên chức lao động trong ngành Bưu điện, được thành lập ngày 30/8/1947. Đây là một trong hai công đoàn ngành nghề đầu tiên ở Việt Nam. Lúc ra đời, Công đoàn Bưu điện Việt Nam tập hợp 1460 đoàn viên ở 17 cơ sở bưu điện. Ngày nay, Công đoàn Bưu điện Việt Nam bao gồm 113 công đoàn cấp trên cơ sở và công đoàn cơ sở trực thuộc, với  trên 9 vạn đoàn viên công đoàn.
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 65 năm thành lập Công đoàn Bưu điện Việt Nam
Công đoàn Bưu điện Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội của công nhân viên chức và người lao động Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, là công đoàn trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, được thành lập ngày 30/8/1947. Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã góp phần quan trọng trong xây dựng đội ngũ CBCNVC và xây dựng ngành Bưu điện (nay là Tập đoàn) phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, làm rạng rỡ thêm truyền thống “Trung thành - Dũng cảm - Tận tụy - Sáng tạo - Nghĩa tình” trong hơn nửa Thế kỷ qua.
Phần thứ nhất: Sơ lược về sự hình thành và quá trình phát triển
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Việt Minh đã chỉ đạo, tổ chức cho nhiều CBCC, CNVC ở các cơ sở Bưu điện tham gia tổ chức viên chức cứu quốc. Những CBCC, CNVC Bưu điện đầu tiên được giác ngộ cách mạng đã hăng hái tham gia vận động nhiều người khác ủng hộ cách mạng, bảo vệ máy móc, cơ sở, phục vụ thông tin liên lạc cho chính quyền cách mạng non trẻ của nhân dân ta.
Phần thứ hai: Truyền thống 65 năm qua các giai đoạn cách mạng của dân tộc
Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Ngành ở từng giai đoạn cách mạng, Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã cùng với chuyên môn phát động các phong trào, các cuộc vận động để huy động sức mạnh của cán bộ, đoàn viên CBCNVC thi đua phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đã đề ra.
1. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
Từ những ngày đầu mới thành lập còn rất nhiều khó khăn, lại trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ, trước mọi âm mưu phá hoại của địch. Hội nghị cán bộ Công đoàn toàn ngành (1953) đã đề ra chủ trương: tăng cường tổ chức lực lượng, giáo dục tinh thần yêu nước và chí căm thù giặc cho CBCC CNVC; phát động CBCC, CNVC thi đua thực hiện nội dung các khẩu hiệu hành động thích hợp thời bấy giờ như:
2. Thời kỳ xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà (1954 - 1965)
- Thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Bưu điện Việt Nam lần thứ I (1957) CBCNVC trong ngành đã triển khai mạnh mẽ phong trào “Thi đua điển hình tiên tiến” và cuộc vận động “Cải tiến quản lý xí nghiệp”. Nhằm phấn đấu hoàn thành kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế - văn hoá (1958 - 1960) và từng bước nâng cao năng lực làm chủ của CBCC, CNVC, phấn đấu thực hiện các mục tiêu phục vụ của Ngành: “Nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi”.
3. Thời kỳ chống Mỹ cứu nước, bảo vệ Miền Bắc, giải phóng Miền Nam, thống nhất nước nhà (1966 - 1975)
Trước tình hình đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ ở Miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân ra Miền Bắc; Đáp lời kêu gọi thiêng liêng của Hồ Chủ tịch “Mỗi người làm việc bằng hai vì Miền Nam ruột thịt”:
4. Thời kỳ cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (1976 - 1986)
- Thực hiện các Nghị quyết Đại hội Công đoàn Bưu điện Việt Nam lần thứ VI (1978), lần thứ VII (1981) và lần thứ VIII (1983), CBCC, CNVC toàn Ngành đã đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động: “Phát huy quyền làm chủ tập thể của CBCC, CNVC, đấu tranh chống tiêu cực, đảm bảo chất lượng thông tin, hoàn thành vượt mức kế hoạch” và “Xây dựng người Bưu điện có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức phục vụ tốt, kỷ luật sản xuất nghiêm”, đã tạo được khí thế lao động sản xuất và công tác sôi nổi, liên tục rộng khắp trong nhiều năm.
5. Thời kỳ đổi mới và tăng tốc độ phát triển ngành Bưu điện (1986 - 2000) và chuẩn bị đội ngũ cho Thế kỷ 21
Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, từ năm 1986 ngành Bưu điện thực hiện sự nghiệp đổi mới và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng bưu chính - viễn thông. Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã cùng với Ngành tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong CBCNVC nhằm thực hiện ba mục tiêu: “Chất lượng - Năng suất - Hiệu quả” và năm chương trình đồng bộ: “Nâng cao chất lượng và năng lực thông tin, liên lạc”; “Phát triển công nghiệp thông tin”; “Đổi mới tổ chức sản xuất, quản lý, xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý mới”; “Đào tạo CBCC, CNVC” và chương trình “Chính sách xã hội của Ngành”.
6. Thời kỳ hội nhập và phát triển phát triển ngành Bưu điện và chuẩn bị đội ngũ cho Thế kỷ 21
Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, từ năm 2001 ngành Bưu điện thực hiện sự nghiệp đổi mới và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng bưu chính - viễn thông. Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã cùng với Ngành tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua, các hội thi trong CBCNVC nhằm tiếp tục thực hiện các mục tiêu: “Chất lượng - Năng suất - Hiệu quả” và chương trình: “Tất cả vì khách hàng”, “Đổi mới tổ chức sản xuất, quản lý, xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý mới”; “Đào tạo nâng cao nguồn nhân lực CBCNVC” và “Thực hiện chính sách xã hội của Ngành”.
Phần thứ ba: Những phần thưởng được Đảng, Nhà nước và các tổ chức trao tặng cho cán bộ công nhân viên chức Bưu điện và tổ chức Công đoàn Bưu điện Việt Nam
Trong quá trình phấn đấu xây dựng và phát triển, Ngành Bưu điện và Công đoàn ngành Bưu điện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị qua các thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Cán bộ công chức, công nhân viên chức, đoàn viên công đoàn và tổ chức Công đoàn Bưu điện Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng những phần thưởng cao quý:
Phần thứ tư: Phát huy truyền thống, vững bước đi lên, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra mục tiêu tổng quát của 5 năm 2011 - 2015 là: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
1
CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC