Tìm kiếm:
ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN BƯU ĐIỆN VIỆT NAM, LẦN THỨ XIV NHIỆM KỲ 2013 - 2018:
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CÁC CẤP
I. NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG
Câu 1: Đại hội công đoàn là gì?
Đại hội là hội nghị lớn, có tính định kỳ của một tổ chức để bàn và quyết định những vấn đề quan trọng.
Đại hội công đoàn là một hội nghị có tầm quan trọng với quy mô lớn, có tính định kỳ của tổ chức công đoàn, được tổ chức theo nguyên tắc, thể lệ riêng, có tính nghi lễ cao. Đại hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của công đoàn mỗi cấp, là dịp sinh hoạt chính trị dân chủ, rộng rãi của cán bộ, đoàn viên công đoàn nhằm xem xét, thảo luận, đánh giá hoạt động công đoàn các cấp mình trong nhiệm kỳ qua, từ đó định ra phương hướng, nhiệm kỳ của  nhiệm kỳ tiếp theo. Đồng thời thống nhất ý chí, hành động, đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện tốt những nhiệm vụ mà đại hội đã đặt ra.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUẨN BỊ CHO ĐẠI HỘI
Câu 10: Những căn cứ xây dựng kế hoạch tổ chức đại hội công đoàn là gì?
Việc xây dựng kế hoạch tổ chức đại hội cần dựa trên những căn cứ cơ bản sau đây:
- Các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng về đại hội công đoàn.
- Điều lệ Công đoàn Việt Nam hiện hành.
- Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về đại hội của công đoàn cấp trên; Nghị quyết của Ban Chấp hành công đoàn cấp mình.
Kết hợp với tình hình thực tế về tổ chức và hoạt động công đoàn ở từng địa phương, nghành, đơn vị mình để xây dựng kế hoạch tổ chức đại hội cho phù hợp.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUẨN BỊ CHO ĐẠI HỘI (tiếp theo)
Câu 19: Chương trình nghị sự của đại hội công đoàn gồm những vấn đề gì?

Chương trình nghị sự dại hội gồm các nội dung chủ yếu  sau:

1. Chào cờ.

2. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

3. Bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu (nếu là đại hội đại biểu).

4. Diễn văn khai mạc.
III. QUY TRÌNH VÀ NHỮNG TÌNH HUỐNG THƯỜNG XẢY RA TRONG ĐẠI HỘI
Câu 28: Ngoài chương trình nghị sự chung của đại hội công đoàn, cần phải thiết kế chương trình điều hành của Đoàn Chủ tịch đại hội như thế nào?
- Ngoài chương trình nghị sự chung của đại hội công đoàn (như đã nêu ở câu 19) còn cần phải thiết kế  chương trình điều hành của đoàn chủ tịch tại đại hội.
- Chương trình này được phát cho các thành viên đoàn chủ tịch đại hội và những bộ phận , cá nhân liên quan.
(Tham khảo ở Phụ lục 1 về Chương trình điều hành đại hội công đoàn cấp trên cơ sở).
IV. NHỮNG VẤN ĐỀ SAU ĐẠI HỘI
Câu 55: Sau khi đại hội bầu được ban chấp hành công đoàn khoá mới, công việc tiếp theo là gì?
Công việc tiếp theo sau khi đại hội bầu được ban chấp hành công đoàn khoá mới là: Triệu tập kỳ họp thứ nhất của ban chấp hành để bầu cơ quan thường trực (Đoàn chủ tịch đối với tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, ban thường vụ đối với công đoàn các cấp), bầu chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ ban kiểm tra và chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra.
Do mới được đại hội bầu, ban chấp hành khoá mới chưa có cơ quan thường trực để điều hành và tổ chức hoạt động, vì vậy, ngay sau khi công bố kết quả bầu cử ban chấp hành, đoàn chủ tịch đại hội chỉ định một đồng chí trong ban chấp hành khóa mới làm triệu tập viên để triệu tập kỳ họp thứ nhất của ban chấp hành (nên chỉ định đồng chí chủ tịch hoặc một đồng chí trong ban thường vụ công đoàn khóa cũ, nếu trúng cử vào ban chấp hành khóa mới). Triệu tập viên có nhiệm vụ điều hành hội nghị ban chấp hành để bầu đoàn chủ tịch hội nghị hoặc chủ trì hội nghị. Trường hợp đại hội công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn bầu trực tiếp chủ tịch, thì chủ tịch là người triệu tập và chủ trì hội nghị ban chấp hành.
1
CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC