Tìm kiếm:
ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN BƯU ĐIỆN VIỆT NAM, LẦN THỨ XIV NHIỆM KỲ 2013 - 2018:
CÁC KỲ ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN BƯU ĐIỆN VN
Công đoàn Bưu Điện Việt Nam từ ngày thành lập đến nay đã qua 13 kỳ Đại hội
Lớp tập huấn cán bộ Công đoàn Bưu điện Việt Nam khoá I tháng 6 năm 1950 tại chiến khu Việt Bắc
Đại hội lần thứ nhất họp từ ngày 9-12-1957 đến ngày 14-12-1957 nơi diễn ra Đại hội tại Hà Nội.
Đại hội lần thứ hai họp từ ngày 23-3-1960 đến ngày 26-3-1960 nơi diễn ra Đại hội tại Hà Nội.
Đại hội lần thứ ba họp từ ngày 17-05-1963 đến ngày 19-05-1963 nơi diễn ra Đại hội tại Hà Nội.
Đại hội lần thứ tư họp từ ngày 03-06-1968 đến ngày 05-06-1968 nơi diễn ra Đại hội tại Vĩnh Phúc.
Đại hội lần thứ năm họp từ ngày 21-05-1973 đến ngày 23-05-1973 nơi diễn ra Đại hội tại Hà Nội.
Đại hội lần thứ sáu họp từ ngày 28-03-1978 đến ngày 31-03-1978 nơi diễn ra Đại hội tại Hà Nội.
Ban Chấp hành Công đoàn Bưu điện Việt Nam trước tháng 12/1957
(Từ trái sang: Đ/c Trường Chinh đứng thứ 2, đ/c Võ Nguyên Giáp đứng thứ 3, Đ/c Hoàng Bắc - Chánh Thư ký CĐBĐVN đứng thứ 4)
Ban Chấp hành lâm thời Công đoàn Bưu điện Việt Nam:
1. Hoàng Bắc    - Chánh Thư ký
2. Hàn Văn Định   - Uỷ viên BCH (12-1949, UVBTV)
3. Vũ Huy Hoan   - Uỷ viên BCH
4. Nguyễn Văn An   - Uỷ viên BCH
5. Nguyễn Văn Kinh  - Uỷ viên BCH
Đại hội lần thứ nhất Công đoàn Bưu điện Việt Nam
Các đại biểu dự Đại hội I Công đoàn Bưu điện Việt Nam
Hoàn thành thắng lợi công cuộc khôi phục kinh tế (1954-1957), toàn miền Bắc sôi nổi bước vào thời kỳ thực hiện “Kế hoạch ba năm cải tạo và bước đầu phát triển kinh tế, văn hoá” (1958-1960) theo tinh thần Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II (tháng 11-1958). Thực hiện chủ trương của Đảng, Tổng Liên đoàn đã chỉ đạo các Công đoàn trực thuộc kịp thời chuyển hướng công tác công đoàn, hướng trọng tâm hoạt động vào phục vụ những nhiệm vụ kinh tế - xã hội cơ bản của miền Bắc. Trong tình hình mới, nhiệm vụ chủ yếu của ngành Bưu điện được giao trong kế hoạch ba năm là:
Ban Chấp hành Công đoàn Bưu điện Việt Nam khoá I (1957-1960)
Ban Chấp hành Công đoàn Bưu điện Việt Nam khóa I ra mắt đại hội tại Đại hội lần thứ I (9-14/12/1957)
(Đại hội họp từ ngày 9 đến 14-12-1957)
1. Hoàng Bắc    - Chánh Thư ký
2. Trần Ảnh     - Phó Thư ký
3. Nguyễn Chi   - Phó Thư ký
4. Tống Ngọc Sơn    - Uỷ viên Thường vụ
5. Cao Huy Bình    - Uỷ viên Thường vụ
6. Nghiêm Xuân Ngọc   - Uỷ viên Thường vụ
Đẩy mạnh thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội I Công đoàn Bưu điện VN
Một cuộc họp hưởng ứng Nghị quyết của đại hội Công đoàn thế giới lần thứ 3 do Công đoàn Bưu điện Việt nam tổ chức tại chiến khu Việt Bắc
Trong giai đoạn mới, dựa trên tính chất đặc thù và điều kiện của Bưu điện là sản xuất, khai thác, Công đoàn Bưu điện đã phát động nhiều cuộc vận động lớn, trước hết tập trung mở rộng phong trào thi đua sản xuất và tiết kiệm nhằm đạt đến tối đa hiệu suất lao động và giảm thiểu chi phí. Rút kinh nghiệm trong giai đoạn trước, Ban Chấp hành Công đoàn chỉ đạo các cấp công đoàn cơ sở phải nắm bắt được tình hình thực tế của từng đơn vị, từng bộ phận sản xuất khác nhau từ đó đề ra những yêu cầu và nội dung thi đua phù hợp. Trong đó, vấn đề nâng cao chất lượng thông tin vẫn là yêu cầu chủ yếu và trọng tâm trong phong trào thi đua lao động sản xuất.
Đại hội lần thứ II Công đoàn Bưu điện Việt Nam
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Hoàng Quốc Việt gặp mặt các Chiến sỹ thi đua toàn quốc ngành Bưu điện, năm 1957
Bước sang năm 1960, cách mạng hai miền Nam - Bắc đều đạt được những bước tiến quan trọng. Cuộc kháng chiến chống Mỹ - Diệm ở miền Nam giành được thắng lợi lớn qua phong trào “Đồng Khởi”; công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa miền Bắc đạt nhiều thành tựu to lớn. Tháng 9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã họp ở Thủ đô Hà Nội.
Ban Chấp hành Công đoàn Bưu điện Việt Nam khoá II (1960-1963)
Đ/c Hoàng Bắc, Chánh thư ký: 1947 – 1957, Khóa I (1958 – 1959), Khoá II (1960 – 1961)
(Đại hội họp từ ngày 23 đến 26-3-1960)
1. Hoàng Bắc    - Chánh Thư ký
2. Phạm Văn Nam   - Phó Thư ký
3. Trần ảnh    - Phó Thư ký
4. Cao Huy Bình    - Uỷ viên Thường vụ
5. Nghiêm Xuân Ngọc   - Uỷ viên Thường vụ
6. Ngô Huy Văn    - Uỷ viên Thường vụ
7. Nguyễn Chi    - Uỷ viên Thường vụ
8. Bùi Thị Tình     - Uỷ viên BCH
9. Trần Thị Thuỷ Tiên   - Uỷ viên BCH
10. Đỗ Ngọc Bích    - Uỷ viên BCH
11. Lê Đức Kiên (Trung Kiên)  - Uỷ viên BCH
12. Hồ Vân    - Uỷ viên BCH
13. Hoàng Bạn    - Uỷ viên BCH
14. Nguyễn Niên    - Uỷ viên BCH
15. Nguyễn Văn Thành   - Uỷ viên BCH
Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng Tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ II Công đoàn Bưu điện Việt Nam
Đồng chí Tổng cục trưởng Trần Quang Bình tham gia lao động tuần hai buổi tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện trong phong trào thi đua ba cao điểm.
Năm 1961 được lấy là mốc đầu tiên của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đồng thời đánh dấu sự kiện quan trọng của giai cấp công nhân và lao động toàn quốc: từ ngày 23 đến ngày 27-2-1961, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ II được tổ chức tại Hà Nội. Đại hội chỉ rõ: trong giai đoạn cách mạng hiện nay, giai cấp công nhân là lực lượng cơ bản vừa thi đua lao động sản xuất và chi viện cho miền Nam để thực hiện thắng lợi hai ngọn cờ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Nhiệm vụ của các tổ chức công đoàn là đoàn kết, tổ chức, giáo dục toàn thể công nhân viên chức phát huy khí thế cách mạng, khí thế làm chủ và tính tích cực sáng tạo của quần chúng, làm cho quần chúng mau chóng nắm vững kỹ thuật tiên tiến để hoàn thành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, trước mắt là thi đua hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất Tổ quốc.
Đại hội lần thứ III Công đoàn Bưu điện và Truyền thanh Việt Nam
Các đại biểu dự Đại hội lần thứ III Công đoàn Bưu điện và Truyền thanh Việt Nam (17 – 19/5/1963)
Bước vào năm 1963, cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam chuyển sang giai đoạn phản công quyết liệt và giành nhiều thắng lợi, nhân dân miền Bắc đang trên đà thi đua hoàn thành kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất. Trong khí thế cách mạng sôi nổi đó, ngành Bưu điện và Truyền thanh cũng có những biến chuyển nhanh chóng về mọi mặt: hệ thống đường điện hữu tuyến và vô tuyến phát triển mạnh, bưu chính và phát hành báo chí, truyền thanh có nhiều cải tiến căn bản, chất lượng không ngừng tăng lên. Công tác Công đoàn của Ngành đạt nhiều kết quả vượt bậc, cơ bản thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Công đoàn Bưu điện Việt Nam lần thứ II đã đề ra.
Ban Chấp hành Công đoàn Bưu điện và Truyền thanh Việt Nam khoá III (1963-1968)
Đ/c Phạm Văn Nam, Chánh thư ký: Khóa II (1961 – 1963), Khóa III (1963 – 1966)
(Đại hội họp từ ngày 17 đến 19-5-1963)
1. Phạm Văn Nam   - Chánh Thư ký
2. Trần Ảnh    - Phó Thư ký
3. Bùi Thị Tình   - Uỷ viên Thường vụ
4. Ngô Huy Văn    - Uỷ viên Thường vụ
5. Nguyễn Văn Đậu   - Uỷ viên Thường vụ
6. Nguyễn Bạo    - Uỷ viên BCH
7. Bùi Việt Cường    - Uỷ viên BCH
8. Lê Hồng Vũ    - Uỷ viên BCH
9. Lê Nam    - Uỷ viên BCH
10. Lê Đức Long    - Uỷ viên BCH
11. Nguyễn Toản    - Uỷ viên BCH
12. Nguyễn Niên    - Uỷ viên BCH
Đại hội lần thứ IV Công đoàn Bưu điện Việt Nam
Các đại biểu tham dự Đại hội IV Công đoàn Bưu điện Việt Nam
Bước sang năm 1968, trước những thất bại liên tiếp trên chiến trường miền Nam, Mỹ vẫn ngoan cố thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và tuyên bố ném bom hạn chế miền Bắc. Tình hình mới đã đặt ra cho ngành Bưu điện nhiệm vụ ra sức củng cố, cải tạo và quản lý tốt mạng lưới thông tin, nâng cao hơn khối lượng nghiệp vụ thông tin, chất lượng thông tin và đảm bảo thông tin trong mọi tình huống.
Ban Chấp hành Công đoàn Bưu điện Việt Nam khoá IV (1968-1973)
Toàn cảnh Đại hội IV Công đoàn Bưu điện Việt Nam
(Đại hội họp từ ngày 3 đến 5-6-1968)
Danh sách Ban chấp hành
1. Lê Vân                         - Thư ký
2. Trần Ảnh                      - Phó Thư ký
3. Đặng Hữu Vy               - Phó Thư ký
4. Trần Thị Minh Nguyệt   - Uỷ viên Thường vụ
5. Bùi Việt Cường             - Uỷ viên Thường vụ
6. Vũ Văn Quý                - Uỷ viên Thường vụ
Thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội Công đoàn Bưu điện Việt Nam khóa IV
Được khích lệ bởi những thành công to lớn của Đại hội đại biểu Công đoàn Bưu điện Việt Nam lần thứ IV, các cấp công đoàn Bưu điện phối hợp với chuyên môn đẩy mạnh phong trào thi đua “Quyết tâm bảo đảm thông tin với chất lượng cao nhất”, vận động cán bộ công nhân viên ra sức phục vụ chiến đấu và sản xuất, hoàn thành toàn diện kế hoạch của Ngành. Đoàn viên, công nhân viên chức đã quán triệt sâu sắc mục tiêu chủ yếu là phải bảo đảm thông tin trong mọi tình huống, phục vụ đắc lực sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ và các ngành, các cấp, phục vụ đắc lực cho quốc phòng và giao thông vận tải, phục vụ phát triển kinh tế, bảo đảm nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi, đặc biệt bảo đảm bí mật thông tin.
Đại hội đại biểu Công đoàn Bưu điện Việt Nam lần thứ V
Đ/c Lê Vân, Thư ký Khóa III (1967 - 1968); Khóa IV (1968 – 1973);Khóa V (1973 – 1978)
Sau khi Hiệp định Pari kí kết, hòa bình được lập lại trên miền Bắc. Khí thế chiến thắng bao trùm khắp hai miền đất nước, lần đầu tiên trong vòng một thế kỷ, không còn bóng dáng quân xâm lược nước ngoài hiện diện trên đất Việt Nam. Tuy nhiên, hai cuộc chiến tranh phá hoại do đế quốc gây ra cho miền Bắc đã “phá hủy hầu hết những cái mà nhân dân đã tốn biết bao công sức để xây dựng nên, làm cho quá trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại đến vài ba kế hoạch 5 năm”.
Ban Chấp hành Công đoàn Bưu điện Việt Nam khoá V (1973-1978)
(Đại hội họp từ ngày 21 đến 23-5-1973)
Danh sách Ban Chấp hành:
1. Lê Vân                          - Thư ký
2. Trần Ảnh                       - Phó Thư ký
3. Trần Thị Minh Nguyệt    - Uỷ viên Thường vụ
4. Vũ Văn Quý                  - Uỷ viên Thường vụ
5. Bùi Việt Cường              - Uỷ viên Thường vụ
6. Nguyễn Niên                  - Uỷ viên Thường vụ
7. Lê Văn Kim                   - Uỷ viên Thường vụ
Tham gia khôi phục và mở rộng mạng lưới thông tin miền Bắc, từng bước mở rộng vào miền Nam
Trên cơ sở 4 nội dung của phong trào “Rèn luyện thái độ lao động đúng của người Bưu điện” do Công đoàn Trung ương đề ra, công đoàn các cấp ở từng đơn vị, ngành nghề tuỳ theo đặc điểm sản xuất, công tác của đơn vị vận động công nhân viên chức tích cực đấu tranh khắc phục mặt yếu, sửa chữa những thái độ lao động không đúng như: “Lao động hăng say, quản lý tận tuỵ” (Công ty công trình), “giao thông viên phát thư giỏi” (Nam Hà), “5 ổn định” (Quảng Bình), “Dạy giỏi, học hay, hăng say phục vụ” (Trường Công nhân).
Thống nhất, củng cố tổ chức Công đoàn Bưu điện trong cả nước
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước - kỷ nguyên hoà bình, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn mới, nhiệm vụ chính đặt ra đối với Đảng và nhân dân ta là: khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, chuẩn bị tiền đề cho thời kỳ quá độ, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc. Tháng 9-1975, Hội nghị 24 Ban Chấp hành Trung ương khoá III của Đảng ra Nghị quyết về việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Quán triệt tinh thần Nghị quyết, ngành Bưu điện nhanh chóng triển khai việc thống nhất bộ máy tổ chức, trên cơ sở đó thống nhất mạng lưới thông tin, đưa hệ thống Bưu điện trong cả nước phát triển, theo kịp yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới.
Vận động cán bộ công nhân viên đẩy mạnh thi đua, bước đầu thiết lập mạng lưới thông tin Bưu điện thống nhất
Trong giai đoạn cách mạng mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12-1976) xác định nhiệm vụ trọng tâm của ngành Buu điện là: “Phát triển nhanh Bưu điện đáp ứng yêu cầu thông tin trong cả nước và giữa nước ta với các nước trên thế giới. Phải phát huy mọi năng lực thông tin về cơ sở vật chất  - kỹ thuật sẵn có, đồng thời ra sức xây dựng công nghiệp sản xuất thiết bị thông tin, hiện đại hoá từng bước và có trọng điểm mạng lưới thông tin Bưu điện làm cho công tác Bưu điện được nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi”.
Một số bài học kinh nghiệm trong giai đoạn 1954-1975 của Công đoàn Bưu điện Việt Nam
Giao liên Quảng Trị nhận công văn, tài liệu giữa đường trục liên tỉnh với giao liên huyện tại vùng giáp ranh (1973).
Ngày 30/4/1975, thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc chặng đường hai mươi năm gian khổ chiến đấu của nhân dân ta chống đế quốc Mỹ và tay sai. “Mỹ đã cút, Ngụy đã nhào”, non sông gấm vóc đã thu về một mối. Từ đây, Tổ quốc ta, dân tộc ta đã có được hòa bình, độc lập và thống nhất trọn vẹn. Trong thành công chung đó, có công sức, mồ hôi và xương máu của người cán bộ Bưu điện cách mạng.

Đại hội Công đoàn Bưu điện Việt Nam lần thứ VI (1978-1981)
Đoàn Chủ tịch Đại hội VI Công đoàn Bưu điện Việt Nam
Đại hội đại biểu Công đoàn Bưu điện Việt Nam lần thứ VI được tiến hành từ ngày 28 đến ngày 31-3-1978, tại thủ đô Hà Nội. Trong bối cảnh nước nhà độc lập, thống nhất, đây là Đại hội đầu tiên sau 31 năm ra đời và hoạt động có sự tề tựu đông đủ của 201 đại biểu Công đoàn các tỉnh, thành phố, trung tâm, công ty, nhà máy, xí nghiệp, trường học, cục, vụ, viện của Ngành ở khắp cả nước. Đại hội tiến hành kiểm điểm phong trào công nhân viên chức và hoạt động của Công đoàn Bưu điện Việt Nam trong nhiệm kỳ (1973-1978), vạch ra phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 3 năm tiếp theo (1978-1980).
Ban Chấp hành Công đoàn Bưu điện Việt Nam khoá VI (1978-1981)
Đ/c Nguyễn Văn Đạt, Thư ký: Khóa VI (1978 – 1981); Khóa VII (1981 – 1983); Khóa VIII (1983 – 1985)
(Đại hội họp từ ngày 28 đến 31-3-1978)
Danh sách Ban Chấp hành:
1. Nguyễn Văn Đạt   - Thư ký
2. Trần Ảnh    - Phó Thư ký
3. Tăng Văn Triên    - Phó Thư ký
4. Trần Thị Minh Nguyệt   - Uỷ viên Thường vụ
5. Lê Vân    - Uỷ viên Thường vụ
6. Nguyễn Niên    - Uỷ viên Thường vụ
7. Lê Văn Kim    - Uỷ viên Thường vụ
8. Nguyễn Văn Ấm   - Uỷ viên Thường vụ
9. Nguyễn Xuân Bá    - Uỷ viên Thường vụ
1 2 3
TIN ẢNH
Các đại biểu dự Đại hội I Công đoàn Bưu điện Việt Nam
CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC