Đại hội Công đoàn Bưu điện Việt Nam lần thứ VI (1978-1981)09:38' - 10/01/2013
|
Đoàn Chủ tịch Đại hội VI Công đoàn Bưu điện Việt Nam
| |
Đại hội đại biểu Công đoàn Bưu điện Việt Nam lần thứ VI được tiến hành từ ngày 28 đến ngày 31-3-1978, tại thủ đô Hà Nội. Trong bối cảnh nước nhà độc lập, thống nhất, đây là Đại hội đầu tiên sau 31 năm ra đời và hoạt động có sự tề tựu đông đủ của 201 đại biểu Công đoàn các tỉnh, thành phố, trung tâm, công ty, nhà máy, xí nghiệp, trường học, cục, vụ, viện của Ngành ở khắp cả nước. Đại hội tiến hành kiểm điểm phong trào công nhân viên chức và hoạt động của Công đoàn Bưu điện Việt Nam trong nhiệm kỳ (1973-1978), vạch ra phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 3 năm tiếp theo (1978-1980).
Quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12-1976), bám sát nhiệm vụ, mục tiêu của Ngành trong giai đoạn cách mạng mới, Đại hội đại biểu Công đoàn Bưu điện Việt Nam lần thứ VI xác định rõ nhiệm vụ của Công đoàn Bưu điện trong 3 năm (1978-1980) là: “Phát huy mạnh mẽ vai trò làm chủ tập thể của công nhân viên chức, phát động phong trào đồng khởi thi đua lao động, sản xuất, tiết kiệm sôi nổi, đều khắp, liên tục; rèn luyện ý thức và thái độ tính tổ chức kỷ luật, xây dựng nề nếp quản lý, tác phong làm việc mới của người Bưu điện.
Công đoàn Bưu điện Việt Nam: Nghị quyết Đại hội đại biểu Công đoàn Bưu điện Việt Nam lần thứ VI về nhiệm vụ công tác công đoàn 3 năm (1978-1980), 3-1978, tr.8.
|
Nêu cao ý thức tự lực tự cường, tinh thần sáng tạo, khắc phục khó khăn, phát huy triệt để tiềm năng về lao động, tích cực củng cố, cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có của Ngành, nhằm nâng cao chất lượng thông tin, tăng năng suất lao động, mở rộng khả năng phục vụ thoả mãn một bước yêu cầu thông tin, hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ hai của Ngành, cải thiện đời sống, nâng cao sức khoẻ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của công nhân viên chức; củng cố tổ chức công đoàn vững mạnh bảo đảm thực hiện nhiệm vụ nặng nề của công đoàn trong giai đoạn mới”.
Đại hội chủ trương triển khai những nội dung, biện pháp công tác chính của phong trào công nhân viên chức ngành Bưu điện giai đoạn 1978-1980 là:
- Tiến hành giáo dục sâu rộng trong công nhân viên chức về tinh thần làm chủ tập thể và tác phong làm việc mới của người Bưu điện. Xây dựng nội dung tác phong làm việc mới cho từng loại đối tượng cán bộ công nhân viên chức, trước hết là những công nhân viên chức phục vụ trực tiếp, vận động chấp hành nghiêm chỉnh quy trình, quy phạm kỹ thuật, thể lệ, thủ tục nghiệp vụ; vận động quản lý tốt cơ sở kỹ thuật, cơ sở khai thác, quản lý tốt hồ sơ, tài liệu, sổ sách; tổ chức nơi làm việc, nơi giao dịch khang trang,... Đẩy mạnh phong trào học tập văn hoá nghiệp vụ, kỹ thuật quản lý. Duy trì phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi, với phương châm người làm việc gì giỏi việc ấy, người thạo một việc biết làm một, hai việc khác.
- Vận động đều khắp, liên tục phong trào đồng khởi thi đua lao động, sản xuất, tiết kiệm. Phát huy triệt để tiềm năng về lao động, về cơ sở vật chất kỹ thuật để củng cố, cải tạo, tận dụng, phát triển có trọng điểm mạng lưới thông tin, tạo ra những chuyển biến rõ rệt về chất lượng thông tin. Tiếp tục đẩy mạnh, đưa phong trào “Mỗi người một sáng kiến, mỗi cán bộ khoa học một đề tài” trở thành phong trào thi đua mũi nhọn của Ngành. Phấn đấu đến năm 1980 có từ 60% đến 80% số người và 80% số tổ sản xuất, tổ công tác có chương trình sáng kiến với nội dung thiết thực…
- Củng cố và phát triển vững chắc phong trào tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa, chú trọng ở các Trung tâm Bưu chính phát hành báo chí, Điện chính, các Bưu điện huyện, các vùng kinh tế mới. Các tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa phải thật sự là nòng cốt trong phong trào sáng kiến, tiết kiệm, xây dựng nền nếp quản lý, tác phong làm việc mới, đấu tranh khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong sản xuất, công tác và sinh hoạt.
- Vận động công nhân viên chức tham gia xây dựng thực hiện định mức và vượt định mức lao động, chỉ tiêu chất lượng. Phổ biến cho công nhân viên chức nắm vững chế độ, chính sách của Nhà nước và của Ngành, tích cực kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách cho người lao động. Tham gia với Ngành trong cải tiến chế độ tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi khác, giải quyết kịp thời và thoả đáng các kiến nghị hợp lý của công nhân viên chức. Đẩy mạnh hơn nữa công tác chăm lo đời sống công nhân viên chức về nhà ở, góp phần giảm bớt những khó khăn, thiếu thốn, đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Tích cực tham gia củng cố nhà ăn tập thể theo hướng “3 tốt”, tổ chức vận động quần chúng tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống.
- Nắm vững và quán triệt đường lối vận động phụ nữ của Đảng và của Tổng Công đoàn trong mọi hoạt động của Công đoàn. Phải chú trọng đúng mức, tăng cường hoạt động của Ban Nữ công, hướng công tác vận động nữ công nhân viên chức vào việc giáo dục tinh thần và năng lực làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa. Thực hiện tốt cuộc vận động “Người phụ nữ mới xây dựng đất nước”, đồng thời kết hợp với các cấp chuyên môn thực hiện tốt các chính sách, chế độ đối với đội ngũ cán bộ nữ.
- Kiện toàn tổ chức, nâng cao trình độ cán bộ, cải tiến phương pháp công tác công đoàn: Tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng và tổ chức chỉ đạo thực hiện theo hướng ngày càng đi sâu vào kinh tế kỹ thuật, nghiệp vụ và quản lý, đi sát sản phẩm, sát quần chúng, thực sự tổ chức được phong trào cách mạng trong công nhân viên chức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Ngành, xây dựng nề nếp quản lý và tác phong lao động mới của Người Bưu điện làm chủ tập thể...
Ngoài các đồng chí Thư ký, Phó Thư ký, Ban Thường vụ còn có các đồng chí: Trần Thị Minh Nguyệt, Lê Vân, Nguyễn Niên, Lê Văn Kim, Nguyễn Văn ấm, Nguyễn Xuân Bá.
|
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Công đoàn Bưu điện Việt Nam khoá VI gồm 31 ủy viên. Ban Thường vụ gồm 9 đồng chí, đồng chí Nguyễn Văn Đạt được bầu làm Thư ký, các đồng chí Trần ảnh và Tăng Văn Triên làm Phó Thư ký.
Đại hội Đại biểu Công đoàn Bưu điện Việt Nam lần thứ VI đã kế thừa, khơi dậy được những truyền thống quý báu của phong trào công đoàn và công nhân viên chức trải qua các giai đoạn cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội; có ý nghĩa định hướng và động viên sự nỗ lực vươn lên của đội ngũ công nhân viên chức ngành Bưu điện; đánh dấu bước phát triển mới của Công đoàn Bưu điện Việt Nam, cùng Ngành hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trên đà những thắng lợi quan trọng giành được trong nhiệm kỳ Đại hội III, nhất là từ khi mở rộng tổ chức và lãnh đạo phong trào công nhân viên chức trên phạm vi toàn quốc từ năm 1975, từ ngày 8 đến 11-5-1978, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IV được tổ chức ở Thủ đô Hà Nội. Đại hội vạch ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp lớn cho Tổng Công đoàn Việt Nam và phong trào công nhân viên chức Việt Nam, xác định 9 nhiệm vụ chủ yếu trong những năm tới là: Phát động phong trào công nhân, viên chức thi đua lao động, sản xuất, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm tăng năng suất lao động, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước; đẩy mạnh phong trào công nhân, viên chức thi đua phục vụ nông nghiệp; ra sức xây dựng và bảo vệ Nhà nước chuyên chính vô sản, củng cố quốc phòng; tổ chức và từng bước cải thiện đời sống, phát triển phúc lợi, bảo vệ lợi ích chính đáng của công nhân, viên chức; vận động công nhân, viên chức tích cực cải tạo quan hệ sản xuất ở miền Nam; tích cực tham gia cải tiến quản lý xí nghiệp, quản lý Nhà nước nhằm củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, văn hoá, kỹ thuật và nghiệp vụ công nhân, viên chức; tích cực tăng cường đoàn kết lao động và phong trào công đoàn thế giới đấu tranh vì quyền lợi của người lao động, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội; cải tiến phương pháp công tác, xây dựng công đoàn vững mạnh.
Thành công của Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IV đã định hướng sáng rõ hơn cho các hoạt động của Công đoàn và phong trào công nhân viên chức Bưu điện, hướng tới thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội IV của Đảng.
Theo Lịch sử Công đoàn Bưu điện Việt Nam